Miễu thờ ở Cần Thơ là một trong những loại hình tín ngưỡng dân gian tồn tại từ rất lâu đời, được hình thành trên cơ sở dòng chảy tâm linh của các bậc tiền nhân khai hoang lập ấp.
Tết Nguyên đán là tiết lễ đầu tiên trong năm, bắt đầu từ lễ trừ tịch, đón giao thừa. Nguyên nghĩa là khởi nguồn, Đán có nghĩa là buổi sáng sớm. Tết Nguyên đán có nghĩa là một buổi sáng khởi nguồn cho một năm. Người Việt xem đây là ngày lễ truyền thống lớn nhất trong năm, ngày của đoàn tụ, sum họp.
Thờ Bà Cậu là tín ngưỡng dân gian của những người làm nghề liên quan đến sông nước. Cần Thơ tuy không có biển nhưng sông ngòi chằng chịt, là vùng sông sâu nước chảy, nên tín ngưỡng thờ Bà Cậu cũng phổ biến.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Cần Thơ bắt đầu có một số người Hoa đến định cư, lập nghiệp. Nhờ vị thế trung tâm của Cần Thơ, cộng đồng người Hoa ở đây ngày càng thành công về kinh tế. Các dãy phố, nhà xưởng sầm uất mọc lên; nhiều chành lúa với những tên tuổi nổi tiếng một thời: Lâm Chi Phát, Lâm Dung Xương, Khổng Cẩm Hưng... góp phần cho sự phát triển, giao thương của cả vùng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, những ngôi chùa của người Hoa được xây dựng từ khá sớm, đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh người Hoa và cả cộng đồng.
Trong các ngôi đình ở Cần Thơ đều thờ Thành hoàng. Theo quan niệm dân gian, Thành hoàng là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho một cộng đồng người sống trong làng xã.
Cũng như các khu vực khác, lưu dân đến Cần Thơ đã bao đời gắn liền với nông nghiệp, mà cuộc sống nông nghiệp thì không tránh khỏi việc ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, đất đai...Những trắc trở của thiên nhiên không khỏi khiến cho con người có ý niệm về thần chi phối. Đây là tâm lý chung của người Việt, mỗi khi cảm thấy bất an đều đi tìm sự bình an ở đời sống tâm linh. Chính vì vậy, việc xây dựng đình, chùa, miếu cũng bắt nguồn từ đời sống tâm linh đó.
Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch. Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây. Trước tiên là việc xác định địa bàn cư trú. Trong quá trình mở cõi vào phương Nam, các lưu dân đã nhận thấy tầm quan trọng của sông rạch trong việc ổn định cuộc sống của họ sau này. Việc chọn địa bàn cư trú ven sông rạch không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên mà đó là tất cả những kinh nghiệm thực tiễn từ việc tương...
Nhà văn Sơn Nam được giới học thuật và báo chí gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: ông già Nam Bộ, nhà Nam Bộ học... Nhưng tựu trung lại đều toát lên một ý: ông rất am hiểu văn hoá miền Nam. Bây giờ, mời các bạn xem diễn giải của nhà văn Sơn Nam về nghi thức cưới hỏi ở Nam Bộ.
Với đạo lý phương Đông, người Cần Thơ rất coi trọng việc tang ma đối với người chết. Vì "nghĩa tử là nghĩa tận", là hồi kết thúc của một kiếp nhân sinh, nên tang lễ dược tổ chức rất trang nghiêm với những thủ tục lễ nghi được ấn định từ bao đời vẫn ít thay đổi. Phút lâm chung: Trước lúc từ giã cõi đời con người bao giờ cũng muốn được gặp mặt đầy đủ những người thân trong gia đình. Cho nên, khi có người bịnh nặng hoặc có hiện tượng báo trước cái chết, các thành viên trong gia đình được...